Nhượng quyền thương hiệu ngành F&B

Nhượng quyền thương hiệu, Franchising, là hình thức kinh doanh trong đó một cá nhân hay một doanh nghiệp được phép sử dụng thương hiệu/ tên của sản phẩm/ dịch vụ của người/ tổ chức khác phục vụ cho mục đích kinh doanh

Những năm gần đây, xu hướng nhượng quyền thương hiệu nở rộ, phát triển rất mạnh trong ngành hàng F&B, luôn là từ khóa “HOT” trên trang tìm kiếm. Bài viết dưới đây, Voido Coffee chia sẻ những thông tin cần thiết giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn để quyết định cho mình hình thức kinh doanh phù hợp.
1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu - Franchising, là hình thức kinh doanh trong đó một cá nhân hay một doanh nghiệp được phép sử dụng thương hiệu/ tên của sản phẩm/ dịch vụ của người hoặc tổ chức khác phục vụ cho mục đích kinh doanh. Việc nhượng quyền này thường đi kèm với một ràng buộc về tài chính, hoặc có thể là một khoản chi phí, cũng có thể là phân chia doanh thu, lợi nhuận cửa hàng theo phần trăm.
Quyền lợi của bên nhận nhượng quyền thương hiệu:
• Được phép sử dụng tên, logo thương hiệu cũng như bán sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó. 
• Được cung cấp công thức, đào tạo về pha chế, nguyên vật liệu độc quyền.
• Được chuyển giao hệ thống kinh doanh: chiến lược phát triển của quán, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành,…
• Được huấn luyện, tư vấn hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo.

2. Thuận lợi và rủi ro khi nhượng quyền thương hiệu
- Thuận lợi:
Để xây dựng thành công một thương hiệu cần thời gian rất dài, và gian nan. Nhượng quyền sẽ cho bạn một con đường ngắn hơn để bạn bắt đầu kinh doanh thành công.
Bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bạn những nền tảng căn bản của vận hành doanh nghiệp, bạn chỉ cần tập trung quản lý và phát triển để cửa hàng lớn mạnh hơn.
Như vậy, thay vì bạn sẽ phải làm mọi thứ từ A đến Z để bắt đầu kinh doanh một thương hiệu mới, một lựa chọn khác là bắt đầu với một thương hiệu nhượng quyền. Hình thức này hiện đã và đang rất phổ biến tại Việt Nam.

- Một số ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu:
• Tỉ lệ thành công cao hơn so với việc bắt đầu thành lập, giảm thiểu rủi ro do không cần phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.
• Bạn có thể tiến hành kinh doanh được luôn, bất kể thời gian nào, không cần lo lắng về cách xây dựng, vận hành, kinh doanh, quản lý,… vì bên nhượng quyền đều đã có sẵn.
• Sản phẩm, quy trình phục vụ đã được chuẩn hoá, cửa hàng nhượng quyền có thể đi vào vận hành nhanh chóng và dễ dàng, tránh những sai sót không đáng có. Chất lượng của dịch vụ và sản phẩm luôn được đồng bộ trong suốt quá trình kinh doanh nhờ sự kiểm soát  và quản lý của bên nhượng quyền. Đối với những người chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B thì đây là một điều rất hiểu ích.
• Có thị trường và lượng khách hàng nhất định vì thương hiệu đã tạo dựng được uy tín
• Không cần phải tốn các chi phí quảng cáo, tiếp thị vì bên nhượng quyền đã có hệ thống marketing đồng bộ.

- Rủi ro khi nhượng quyền thương hiệuBên cạnh những cơ hội rõ ràng thì nhượng quyền thương hiệu cũng có những rủi ro tiềm ẩn.
• Kinh doanh nhượng quyền không đảm bảo tính lâu dài cho bạn. Đương nhiên bạn sẽ phải đầu tư một khoản đáng kể để được nhượng quyền thương hiệu, nhưng tùy theo điều khoản mà thời hạn sử dụng thương hiệu có thể không được lâu dài.
• Tiền vốn là vấn đề hàng đầu cần phải lưu ý. Do giá cả trong nhượng quyền thương hiệu rất khó để thương lượng, chi phí cố định cao và không thể lấy lại được. Có những thương hiệu, mặt hàng kinh doanh cần có số vốn từ vài trăm đến vài tỉ đồng để có thể trở thành đối tác kinh doanh nhượng quyền.
• Không có tự do, sáng tạo. Bạn không có tiếng nói trong menu, trang trí, hoặc các biển hiệu của nhà hàng. Tất cả đều đã được đóng khung theo chuẩn của bên nhượng quyền.
• Rất nhiều luật lệ. để duy trì chất lượng của sản phẩm cũng như uy tín của thương hiệu trên thị trường, bên nhượng quyền cần có những luật lệ hay những quy tắc đi kèm để đảm bảo các hoạt động kinh doanh đúng chuẩn hệ thống. Việc không tuân thủ các quy tắc kinh doanh có thể dẫn đến mất quyền lợi nhượng quyền thương mại.
• Không phải lúc nào bắt đầu với một thương hiệu nhượng quyền cũng là con đường ngắn dẫn đến thành công. Những sự cố có thể gặp phải như khủng hoảng của thương hiệu mẹ hoặc của các cửa hàng nhượng quyền khác sẽ ảnh hưởng đến tên thương hiệu nói chung, dẫn đến sự tẩy chay dù bạn làm rất tốt. Vì vậy tham gia vào nhượng quyền thương hiệu là bạn cũng phải chấp nhận tham gia một cuộc chơi đầy rủi ro.
• Một rủi ro khác có thể xảy ra khi quyết định mua thương hiệu nhượng quyền là dựa trên xu hướng mà không để ý đến hiệu quả lâu dài. Đây là trường hợp của các thương hiệu trà sữa Đài Loan trước đây: mặc dù mặt hàng này rất được các bạn trẻ yêu thích và có sức tiêu thụ rất tốt. Nhưng sức cạnh tranh yếu trước một thị trường đỏ khốc liệt, nhiều thương hiệu đã không thể thành công được lâu dài. Do đó, có thể kết luận rằng, nếu đầu tư không có tầm nhìn thì kinh doanh cũng không thể hiệu quả, nguy cơ thua lỗ là rất lớn.
*Lời khuyên của Voido.coffee: Bạn sẽ phải nghiên cứu rất kỹ về thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức (phân tích SWOT) trước khi đưa ra quyết định có nên áp dụng loại hình này hay không. Bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ về thương hiệu nhượng quyền, vì sao họ thành công và nó có thực sự tiềm năng ở địa phương bạn hay không.

3. Các chính sách về hoạt động nhượng quyền thương hiệu
Các chính sách về hoạt động nhượng quyền thương hiệu đảm bảo công bằng cho cả hai bên, hỗ trợ nhiều nhất cho hoạt động kinh doanh và thu hút các nhà đầu tư. Một số chính sách có thể kể đến như:
• Hỗ trợ chi phí nhượng quyền
• Hỗ trợ chi phí nội thất
• Hỗ trợ tư vấn thiết kế layout quán
• Chính sách đào tạo nhân viên, quản lý,...
• Đồng phục nhân viên
• Tư vấn chiến lược marketing, khuyến mãi,...
Tuy nhiên, để phòng tránh các rủi ro xảy đến, cần xem xét kỹ các chính sách. Thông thường, bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản chi phí cơ bản là phí định kỳ dựa trên doanh thu và phí nhượng quyền ban đầu. Do đó, ngoài các chi phí trên, hai bên cần trao đổi và đàm phán cụ thể để đảm bảo quyền lợi của cả hai.

4. Các tiêu chí khi lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền
• Khả năng tài chính: Trước khi xem xét lựa chọn thương hiệu để kinh doanh nhượng quyền, bạn cần “cân đo” nguồn tài chính của mình có phù hợp với giá của thương hiệu.
• Điều kiện nhượng quyền: Bên cạnh chi phí nhượng quyền, bạn cần xem xét các điều kiện nhượng quyền của thương hiệu đó nữa như yêu cầu về mặt bằng, diện tích, vị trí,...
• Hiệu quả kinh doanh: Bạn cần tìm hiểu thêm về tình hình kinh doanh, doanh thu của các thương hiệu nhượng quyền.
*Lời khuyên của Voido.coffee: Bạn sẽ phải nghiên cứu rất kỹ về thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức (phân tích SWOT) trước khi đưa ra quyết định có nên áp dụng loại hình này hay không. Bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ về thương hiệu nhượng quyền, vì sao họ thành công và nó có thực sự tiềm năng ở địa phương bạn hay không.

5. Vậy nên hay không nên kinh doanh nhượng quyền thương hiệu?
Nếu bạn có tham vọng làm chủ một thương hiệu, có đầy đủ tiềm lực cần thiết thì Voido.coffee chắc chắn rằng bạn hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, nếu bạn là người mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng thương hiệu hay am hiểu về thị trường F&B, thì lựa chọn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là giải pháp an toàn.

 
*Nguồn tham khảo:
- https://www.franchise.org
- https://www.brandsvietnam.com
- https://accgroup.vn
 
 
Chia sẻ:
Bạn đang xem: Nhượng quyền thương hiệu ngành F&B
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm bạn đã xem