Cà phê và caffeine có gây nghiện không?

Cà phê và caffeine
Cà phê là thức uống chứa hàm lượng caffeine tự nhiên cao nhất trong tất cả các thực phẩm và đồ ăn khác như trà, cacao, nước ngọt. Và chính caffeine đã tạo nên tính hấp dẫn của cà phê đối với chúng ta.

                                    Cà phê luôn có sức hấp dẫn không thể chối từ

Caffeine có tác dụng lớn nhất đến não bộ, kích thích thần kinh trung ương, tạo ra tình trạng tỉnh táo và tăng hoạt động trí óc, kích thích trung tâm hô hấp, tăng nhịp độ và độ sâu của hô hấp và giãn phế quản.

Trong y học caffeine được sử dụng làm thuốc để khôi phục sự tỉnh táo của cá nhân khi mệt mỏi hoặc buồn ngủ; là thành phần phổ biến trong một số loại thuốc giảm đau nhức đầu hoặc được sử dụng để giảm cân...

Trong lĩnh vực dược phẩm, caffeine thường được kết hợp với các thuốc giảm đau khác như aspirin, paracetamol hoặc ergotamine để tăng hiệu quả…

Trong ngành chế biến thực phẩm, caffeine được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp để sản xuất các loại đồ uống (cà phê, nước tăng lực, nước ngọt, ca cao, socola...) nhằm cải thiện sự tỉnh táo của tinh thần.

Ngoài những tác dụng tích cực, caffeine khi dùng nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định như: căng thẳng thần kinh, hưng phấn, tăng huyết áp, giãn nở phế quản, mất ngủ.

Thế nào là chất gây nghiện và tác dụng gây nghiện của caffeine?
Thế nào là chất gây nhiện?

Theo tài liệu chuyên môn, thì chất gây nghiện có những đặc điểm sau:
- Gây ra sự lệ thuộc về mặt thể chất hay tâm lý. Tạo cảm giác thèm muốn dai dẳng với các chất gây nghiện cho đến khi được đáp ứng
- Gặp khó khăn trong việc kiểm soát và có xu hướng tăng liều.
- Sử dụng lại chất gây nghiện, ngay cả khi nó làm các vấn đề sức khỏe và tinh thần trầm trọng thêm
- Những lần cai nghiện lặp đi lặp lại nhưng không bao giờ thành công

Tác dụng "gây nghiện" của caffeine
Caffeine tác động đến hệ thần kinh trung ương bằng cách cạnh tranh với adenosine, và ngăn không cho các thụ thể thần kinh kết hợp với adenosine giúp cơ thể tỉnh táo, tập trung.

           Caffeine dẫn đến thay đổi hóa học trong bộ não nên có khả năng gây nghiện

Quá trình này còn kích thích não bộ giải phóng một chất hóa học gọi là dopamine. Dopamine khiến con người cảm thấy dễ chịu, tạo ra một chu kỳ khen thưởng thúc đẩy họ tiếp tục tiêu thụ nó.

Khi sử dụng caffeine lâu dài sẽ dẫn đến sự thay đổi các chất hóa học ở não. Các tế bào não sẽ sản xuất nhiều thụ thể thần kinh hơn để bù lại số thụ thể bị caffeine ngăn chặn. Số thụ thể tăng lên đòi hỏi chúng ta phải tiêu thụ một lượng caffeine lớn hơn để đạt được hiệu quả giống như trước. Đó là lý dó mà chúng ta thấy lượng cà phê uống ngày càng nhiều hơn mới giúp cơ thể tỉnh táo.

Mặt khác, việc dừng đột ngột caffeine sẽ khiến não bộ có rất nhiều thụ thể thần kinh tự do kết hợp với adenosine. Điều này sẽ tạo nên cảm giác mệt mỏi hơn cho những người uống cà phê sau khi đã quen trong một thời gian dải so với trước khi chưa sử dụng cà phê, và vì vậy mà chúng ta thường nghĩ rằng mình đã nghiện cà phê hay nghiện caffeine.

Ở một khía cạnh khác, sử dụng cà phê còn là một thói quen. Chúng ta thực hiện “nghi thức” này mỗi ngày tạo thành thói quen. Thứ chúng ta trông chờ không hẳn là caffeine mà đơn giản chỉ là một hành vi, là cảm giác được cằm, được nhâm nhi tách cà phê, hay được đi cà phê cùng bạn bè,...và điều này có thể dẫn đến chứng nghiện hành vi.

Cà phê và caffeine có phải là chất gây nghiện hay không?
Hiện nay, có hai luồng tranh cãi có nên chính thức công nhận caffeine là chất gây nghiện. Một luồng cho rằng caffeine là chất gây nghiện vì nhiều người sử dụng cà phê có những biểu hiện như trên. Trong khi đó những người phản đối khi cho rằng caffeine không phải là chất gây nghiện vì những lý do như sau:
- Caffeine không có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương tạo ra những cảm giác mãnh liệt như các chất gây nghiện khác.
- Thứ hai, ở hầu hết mọi người, việc sử dụng thường xuyên caffeine không gây hại gì cho bản thân và xã hội.
- Việc kiểm soát caffeine cũng không quá khó khăn vì mỗi người chỉ có khả năng dung nạp được một lượng nhất định, sử dụng quá nhiều caffeine sẽ gây cảm giác khó chịu, căng thẳng, bồn chồn, lo lắng,…

                           Caffeine có thể làm ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp
 

- Và cuối cùng khi “cai” caffeine, các triệu chứng cũng không kéo dài và thường nhẹ hơn rất nhiều so với các chất khác. Hơn nữa, cũng không cần phải sử dụng các biện pháp chuyên sâu để cai nghiện.
Hiện tại, Hiệp Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association – APA) coi cai nghiện caffeine là một vấn đề lầm sàng nhưng không xác nhận nghiện caffeine là một chứng rối loạn chất kích thích. Và tổ chức y tế thế giới cũng không xếp caffeine vào nhóm chất gây nghiện.
Sử dụng cà phê và caffeine an toàn
Caffeine mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần chỉ khi chúng ta sử dụng nó một cách vừa phải và hợp lý. 

- Trước hết chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn uống, làm việc nghỉ ngơi hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh, là tiền đề để bạn sống vui sống khỏe, có nhiều năng lượng làm việc học tập...
- Liều lượng phù hợp vào thể trạng, sức khỏe và khả năng dung nạp của bạn. Tuy nhiên, được khuyến cáo là không quá 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương 2 – 4 ly cà phê. Ngoài ra, mỗi lần uống không nên tiêu thụ quá 200mg caffeine.
- Chỉ nên uống sau khi thức dạy 1 tiếng đồng hồ, sau ăn sáng, và không nên uống sau 3 giờ chiều.
- Một số người nên hạn chế hoặc không nên uống cà phê vì caffeine có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lo âu và mất ngủ, đồng thời có thể gây ra cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, huyết áp tăng,…
- Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không hoặc hạn chế lượng caffeine không quá 200mg mỗi ngày.

Lời kết: Quan điểm Voido Coffee, không có bất cứ thực phẩm hay dược phẩm nào là hoàn toàn tốt nếu không dùng đúng cách, đúng lượng,...và cà phê cũng vậy. Dựa trên những phân tích như trên, chúng tôi cho rằng caffeine không phải là chất gây nghiện. 
 

Nguồn tham khảo:

www.healthline.com
https://thuvienphapluat.vn/
https://suckhoe123.vn/
https://nhathuoclongchau.com.vn/


 

Chia sẻ:
Bạn đang xem: Cà phê và caffeine có gây nghiện không?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm bạn đã xem